Bệnh thường gặp trong tuổi dậy thì ( phần 1)
Những thay đổi về sinh lý tuổi dậy thì ở ban gái
Đến tuổi dậy thì, cả bạn nam và nữ đều trải qua những thay đổi về mặt sinh lý rất quan trọng và có thể khiến cho các bạn thấy lo lắng, không biết dó có phải là hiện tượng bất thường hay bình thường. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nữ giải đáp điều đó.
Sự thay đổi vê vóc dáng cơ thể
Vóc dáng bạn gái bắt đầu thay đổi vào lúc dậy thì (trong độ tuổi từ 9 -14 tuổi). Từ một em gái nhỏ, cơ thể của bạn bắt đầu có vóc dáng thiếu nữ. Trong vài năm trước khi có hành kinh, chiều cao bạn tăng lên khá nhiều. Khi hành kinh rồi, cơ thể phát triển bé ngang nhiều hơn bước với các đặc tính riêng của nữ như: cặp vú nhú lên, mông nở nang hơn trước, lớp mỡ dưới da dày lên làm cho cơ thể bạn mềm mại và giàu nữ tính.Quá trình này ở mỗi người diễn ra với tốc độ khác nhau. Có bạn thì lớn từ từ, bạn khác lại vụt lớn bổng “như ăn phải bột nở”. Cơ thể bạn trong những năm này có nhiều biến đổi, khi thì bạn thấy mình béo tròn, khi thì mảnh dẻ. Thường đến độ 18 - 20 tuổi bạn mới đạt đến hình dáng ổn định theo các đặc tính di truyền cha mẹ cho.
Xem thêm: Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của vú?
Sự phát triển của vú
Đến tuổi dậy thì, vú của các bạn gái bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, mỗi cơ thể bắt đầu phát triển ở thời điểm riêng, vì vậy, chang ngạc nhiên khi ở cùng một lứa tuổi mà có bạn ngực phang còn bạn khác đã đầy đặn.
Dấu hiệu đầu tiên nhận biết sự phát triển của ngực là quầng vú. Đây là vùng sẫm xung quanh núm vú. Đầu tiên, quầng vú dày lên, sẫm lại. Sau đó, bầu vú nhú lên, nhọn nhọn, lớn dần và tròn trịa dần. Trong thời gian này, vú bạn có thể ngứa hoặc đau tức một chút.
Cặp vú trưởng thành của nữ giới có cấu tạo cơ bản là mỡ. Mỡ có chức năng bảo vệ, đồng thời làm cho cặp vú được mịn màng, hấp dẫn. Bầu vú không có cơ, nhưng nó bám chắc vào cơ ngực ở trên xương sườn. Ngoài ra, nó còn được nâng đỡ bởi các cơ xung quanh và bởi các dây chằng liên kết nó với xương ở cổ, xương cánh tay và xương sườn. Núm vú là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, nhạy cảm với kích thích.
Bên trong vú là hệ thống bình sữa gồm các khoang sinh sữa trông như chùm nho và các ống dẫn hình cây nối vào ống dẫn chính đưa ra đầu vú. Khi bạn gái dậy thì, hệ thống tạo sữa bắt đầu phát triến nhưng chưa sản xuất sữa. Khi mang thai, hệ thống này phát hiển hoàn thiện đê sau khi sinh nơ, sữa từ các khoang sinh sữa đổ vào các ống dẫn đê em bé bú.
Các tuyến sữa phát triển, lớp mỡ ngực dầy lên làm cho đôi vú nhú lên là ngày càng đầy đặn. Kích thước vú là do tầng mỡ quyết định, còn việc tạo sữa thì do tuyến sữa bên trong đảm nhiệm. Sữa ít hay nhiều phụ thuộc chủ yếu vào chế độ dinh dưỡng và cách cho con bú sau này.
Hình dạng câ'u tạo của vú cũng khác nhau ở mỗi người, có bạn ngực lớn, có bạn ngực nhỏ. Có người núm vú chĩa thẳng về phía trước, có người núm vú hướng sang hai bên, bạn vú tròn, bạn vú ngang, bạn có vài sợi lông trên vú, bạn không có... bao nhiêu phụ nữ là bấy nhiêu bộ ngực khác nhau. Cũng như sắc da, vóc người mỗi người mỗi dạng, quầng vú, núm vú có màu sắc và độ lớn rất đa dạng.
Cũng có bạn núm vú không nhô ra ngoài. Đừng lo rằng sau này khó cho con bú vì bạn sẽ học cách kéo núm vú ra để cho con bú bình thường.
Hai bên ngực thường phát triển theo một lớn trước, một theo sau, vì thế bạn đừng ngạc nhiên nếu thấy ngực chỉ nhú một bên, chang mấy chốc bên kia sẽ đuổi kịp. Một điều cần phải nói là cũng như đôi bàn tay thường một to một bé, cặp vú trưởng thành của nhiều bạn gái cũng có một bên nhỉnh hơn bên kia. Có khi vì không biết mà bạn gái khổ sở cho rằng mình “dị dạng”. Điều đó là hoàn toàn không đúng đâu nhé.
Bệnh thường gặp trong tuổi dậy thì ( phần 1)
Reviewed by Unknown
on
tháng 10 07, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào